3/8/17

Khả năng sống sót trong đường tiêu hóa khi bị ăn thịt của một số ấu trùng, động vật bậc cao

Khả năng sinh tồn của một số loài ấu trùng hay động vật bậc cao khiến con người phải ngạc nhiên. Một số loài động vật bậc cao có thể sống sót một cách khỏe mạnh, bất chấp việc bị nuốt chửng và đi qua hệ tiêu hóa của kẻ săn mồi.

Một vài động vật có thể sống sót dù bị ăn thịt, kỹ năng này giúp chúng phát triển, lan rộng và chiếm nhiều khu vực mới, theo BBC.

Ấu trùng và động vật thủy sinh không xương sống có thể đi qua đường tiêu hóa của động vật ăn thịt mà không hề hấn gì. Nhưng các con mồi có xương sống và phổi thường chết ngay khi bị nhai trong hàm thú săn mồi. Ngay cả khi tránh được việc bị nhai, quá trình nuốt cũng khiến chúng ngạt thở. Cơ hội sống sót khi bị nuốt bởi cóc hay chim thường lớn, vì chúng đẩy thức ăn vào phía sau cổ họng trước khi nuốt.

Điều này giải thích động vật lưỡng cư da sần cực độc như kỳ giông có thể sống sót sau khi bị ếch nuốt. Khi đi vào dạ dày con ếch, chất độc kỳ giông giết chết nó trước khi dịch tiêu hóa kịp hoạt động. Con kỳ giông chỉ việc bò ngược lại miệng con ếch và thoát ra. Tuy nhiên, các loài khác lại cần hành trình dài, phức tạp hơn.

Rắn giun mù

Năm 2012, trong một chuyến thám hiểm Đông Timor, các nhà sinh vật phát hiện một con rắn giun mù chui ra từ hậu môn con cóc châu Á. Đó là lần đầu tiên chuyên gia Mark O'Shea cùng đồng nghiệp chứng kiến tận mắt một con mồi có kích cỡ lớn còn sống và thoát ra khỏi đường tiêu hóa của con cóc.

Để sống sót, con rắn giun phải đối mặt với các vấn đề như các axít trong dạ dày kẻ săn mồi hay quá trình thiếu oxy kéo dài. Con rắn giun trườn qua ruột để thoát khỏi con cóc. Nó thích hợp cho việc này vì thân hình dài mảnh, chỉ rộng vài milimet. Điều đó giúp rắn giun dễ dàng chui qua các lỗ nhỏ và khe hẹp như ống tiêu hóa của cóc.

Bên cạnh đó, con rắn giun được cho là chủ động bò ra, thay vì bị đẩy bởi các cơn co thắt ruột. Một yếu tố khác nữa là thói quen ăn uống của kẻ săn mồi. Có thể con cóc không ăn gì trong hàng giờ trước khi nuốt chửng con rắn, khiến đường ruột của nó trống rỗng. Hành trình của con rắn giun sẽ nhanh hơn, giảm thiểu sự tiếp xúc với axít tiêu hóa.

Da con rắn có lẽ đóng vai trò quan trọng nhất. Các vảy xếp chồng chéo, đan xen, khiến dịch dạ dày không thể chạm tới mô và cơ quan nhạy cảm dưới da. Vảy của các loài rắn khác thường để lộ khe hở trong quá trình vận động, không đem lại khả năng bảo vệ này.

Môi trường sống dưới lòng đất có kích thước nhỏ cho phép con rắn không cần nhiều không khí để tồn tại. Thời gian đi qua ruột sẽ quyết định sự sống chết của con vật.

Các nhà nghiên cứu không rõ con rắn thực hiện hành trình thoát ra khỏi cóc trong bao lâu. Dù thoát ra thành công, nó vẫn chết sau 5 tiếng. Tuy không khám nghiệm được xác rắn, các nhà nghiên cứu cho rằng nó chết do các biến chứng thiếu oxy.

Ốc sên

Ốc sên có cơ hội sống sót cao hơn vì chúng cần ít oxy để tồn tại. Trong thí nghiệm năm 2011, các nhà khoa học tại Đại học Tohoku Nhật Bản cho loài chim mắt trắng ăn những con ốc sên đất nhỏ thuộc loài Tornatellides boeningi.

Khoảng 15% ốc sên sống sót qua cuộc hành trình với thời gian khoảng 20 tới 120 phút, chứng minh ốc sên có thể sống sót qua việc bị tiêu hóa. Chúng chịu được thời gian tiêu hóa ngắn, khi không bị phơi nhiễm hoàn toàn với dịch tiêu hóa. Khả năng kháng tiêu hóa được cho là tới từ vỏ ốc sên, đem lại sự bảo vệ như một tấm khiên tự nhiên.

Nhưng các nhà nghiên cứu thấy rằng kích cỡ cũng đóng vai trò quan trọng. Các con ốc sên có vỏ rộng dưới 2,5 mm thường sống sót, trong khi những con lớn hơn thường bị vỡ vụn. Chất nhờn ốc sên tiết ra cũng tăng sự bảo vệ khỏi môi trường axít.

Giun tròn

Một loài vật gây bất ngờ khác là giun tròn có tên khoa học Caenorhabditis elegans. Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Kiel, Đức tìm ra giun tròn trong ruột loài ốc sên miền bắc nước Đức. Họ tỏ ra ngạc nhiên khi thấy những con giun còn sống trong phân của sên. Đó là điều bất thường, nhất là khi sên có miệng nghiền đủ sức tiêu diệt chúng.

Sự sống sót trong điều kiện axit cũng là một bất ngờ khác. Các loài giun tròn khác được tìm thấy trong ốc sên và giun đất, nhưng ở dạng ký sinh trùng và thường xâm nhập qua lỗ thủng ở ruột. Nhóm nghiên cứu tìm thấy cả giun tròn non và trưởng thành còn sống trong phân ốc sên.

Ấu trùng có vỏ ngoài cứng để bảo vệ chúng trong quá trình phát triển, cho phép chịu được điều kiện khắc nghiệt. Cách những con giun tròn trưởng thành sống được qua đường tiêu hóa vẫn là một bí ẩn.

Nguồn: vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/chuyen-la/nhung-sinh-vat-van-song-sot-sau-khi-bi-an-thit-3578486.html?utm_source=search_vne

Cong ty diet con trung
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Công ty Diệt Côn Trùng - Dịch Vụ Diệt Côn Trùng Minh Quân
Địa chỉ: 23/66/7 Nguyễn Hữu Tiến, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM
Điện thoại: 0906 718 372 - 0938 122 287 - Mr.Phương