4/7/17

Dịch muỗi bùng phát, nguy cơ bệnh sốt xuất huyết bùng phát càng cao

Muỗi nói riêng, các loại côn trùng khác nói chung là véc-tơ truyền nhiễm, lây lan các dịch bệnh nguy hiểm cho con người như sốt xuất huyết, sốt rét, sốt vàng, giun chỉ, bạch huyết, viêm não Nhật Bản, da phơi nhiễm... 
Muỗi là tác nhân lan truyền bệnh từ người này sang người khác. Muỗi cái hút máu người và động vật bị bệnh sẽ mang theo virút và ký sinh truyền cho những người và động vật khác bị chúng chích thông qua nước bọt và chất chống đông máu chúng tiêm vào nạn nhân trước khi hút máu.
Dịch muỗi bùng phát: Dễ nhầm sốt xuất huyết với bệnh khác.
Mặc dù chưa đến thời điểm “nở rộ” của dịch sốt xuất huyết (SXH) nhưng từ sau Tết Nguyên đán đến nay, tại nhiều địa bàn ở TP.HCM bùng phát muỗi dữ dội.
Theo thống kê của Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, tuần qua trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận từ 5 - 7 ca SXH nhập viện điều trị.
Báo Sài Gòn Giải Phóng dẫn lời TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc bệnh viện Bệnh nhiệt đới, cho biết hiện không phải cao điểm dịch SXH nhưng bình quân mỗi ngày bệnh viện khám ngoại trú và điều trị nội trú 20 - 25 trường hợp, trong đó có cả người lớn lẫn trẻ em.
“Trẻ sốt cao trên 2 ngày, có biểu hiện quấy khóc, bứt rứt khó chịu, đau bụng, chảy máu cam, chảy máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen, tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống… nên nghĩ ngay đến mắc SXH”, BS Nguyễn Minh Tiến, khoa cấp cứu - chống độc Bệnh viện Nhi đồng 1, lưu ý.
Theo Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, hiện trẻ mắc các dịch bệnh sởi, SXH, tay chân miệng tập trung nhiều nhất từ 1 - 10 tuổi. Bệnh của những trẻ này trở nặng vì sức đề kháng yếu, hơn nữa bác sĩ thường phát hiện trễ vì trẻ có những triệu chứng dễ nhầm với các bệnh lý hô hấp, tiêu hóa, siêu vi khác.
Phát hiện và ngăn chặn sớm bệnh sốt xuất huyết.
Trong khi bệnh sởi, thủy đậu, tay - chân - miệng đang có diễn biến phức tạp thì sốt xuất huyết (SXH) có nguy cơ gia tăng mạnh. Tính từ đầu năm đến ngày 10/6/2014 cả nước có hơn 10.217 trường hợp mắc SXH, trong đó có 7 trường hợp tử vong. Các địa phương cần tích cực phòng chống ngăn chặn để không cho bệnh lây lan diện rộng.
Bệnh sốt xuất huyết dễ lây lan, vì sao?
Bệnh SXH do virus Dengue gây ra, virut này có 4 týp huyết thanh (được ký hiệu là D1 - D4) và cả 4 týp đều có khả năng gây bệnh. Bệnh SXH diễn biến phức tạp vì hiện nay số trường hợp mắc bệnh có thể có cả 4 týp huyết thanh virus Dengue, không phân biệt týp nào. Thêm vào đó là bệnh SXH ở nước ta có thể xảy ra quanh năm, đặc biệt giai đoạn hiện nay đang là mùa mưa thời tiết rất thuận lợi cho muỗi phát triển. Vì muỗi là loại môi giới truyền bệnh duy nhất của bệnh SXH. Do đó, mọi người dân nên biết rõ đặc điểm của bệnh SXH để có các biện pháp phòng tránh và ngăn chặn kịp thời không để bệnh lây ra diện rộng.
Lý do bệnh SXH diễn biến phức tạp vì hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và cũng chưa có vắc-xin để phòng bệnh, trong khi đó bệnh lây lan do 2 loại muỗi là Aedes aegypti và Aedes albopictus (muỗi Aedes aegypti còn gọi là muỗi vằn, Aedes alborpitus là muỗi châu Á). Hai loại muỗi này rất phổ biến ở nông thôn cũng như thành thị ở nước ta. Vì vậy, khi bị muỗi có mang virus Dengue (mang mầm bệnh) đốt thì rất có thể bị bệnh SXH, nếu cơ thể chưa có miễn dịch chống lại chúng. Và khi chúng hút máu người bệnh rồi sang hút máu người lành thì qua vết đốt chúng sẽ truyền bệnh cho người lành. Từ đó bệnh phát triển và lây lan thành dịch.
Thêm vào đó là mọi người có thể bị nhiễm virus Dengue gây bệnh SXH nhiều lần, có nghĩa là một người đã mắc bệnh SXH với týp huyết thanh D1 sẽ có miễn dịch với týp virus D1 nhưng vẫn có thể mắc SXH týp huyết thanh D2 hoặc D3 hoặc D4.
Dịch bệnh diễn biến phức tạp, ngoài việc chưa có vắc-xin phòng bệnh, chưa có thuốc tiêu diệt virut thì còn liên quan đến sự hiểu biết, nhận thức của người dân còn hạn chế về vai trò gây bệnh, đường lây truyền cũng như các biện pháp thực hiện phòng chống, đặc biệt là thái độ chủ quan xem thường.
Tại sao cần phát hiện sớm bệnh?
Cần phát hiện sớm bệnh SXH để chữa trị, cách ly và tìm cách diệt môi giới truyền bệnh (muỗi, bọ gậy).
Đặc điểm của bệnh SXH là sốt cao đột ngột và hạ thân nhiệt cũng đột ngột kèm theo tụt huyết áp, do vậy, cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc hạ nhiệt. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, sốt trong bệnh SXH rất dễ nhầm lẫn với sốt do bệnh tay chân miệng, thủy dậu, sởi. Ngoài sốt cao đột ngột thì có thể có rét run, nhức đầu nhiều, đau nhức, mỏi toàn thân (cơ, khớp), vã mồ hôi, có khi buồn nôn hoặc nôn. Người bệnh trở nên mệt mỏi, chán ăn do nhiễm độc, do mất nước và chất điện giải do sốt hoặc nôn. Sau khi sốt hoặc thân nhiệt bắt đầu giảm là xuất hiện hội chứng xuất huyết. Tuy vậy, các dấu hiệu xuất huyết có thể xảy ra ngay khi người bệnh đang sốt cao. Xuất huyết có nhiều dạng khác nhau như chảy máu cam, chảy máu chân răng, ở da có dạng ban đỏ, chấm, mảng bầm tím hoặc mảng sung huyết. Để sơ bộ xác định có phải xuất huyết hay không thì có thể dùng ngón trỏ và ngón cái của bàn tay làm căng vùng da sung huyết nếu thấy vẫn đỏ là xuất huyết, nếu thấy mất đi là không phải xuất huyết. Trong những trường hợp nặng có thể đái ra máu, đi ngoài phân đen, ho ra máu hoặc rối loạn kinh nguyệt (phụ nữ), nặng nhất là xuất huyết nội tạng, xuất huyết não, gây sốc. Sốc, thể hiện vật vã (hoặc li bì), đau bụng (có khi rất dữ dội) rất dễ nhầm lẫn với các bệnh về tiêu hóa kèm theo chân tay lạnh, đặc biệt là ở các đầu ngón tay, ngón chân. Xét nghiệm công thức máu thấy tiểu cầu giảm, hematocrit tăng cao. Khi thấy bệnh bất thường, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để khám, đặc biệt quan tâm là trẻ nhỏ và người cao tuổi.
Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết thế nao(SXH)?
Ngày 6/5/2014, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện hỏa tốc gửi các ngành, các cấp, các địa phương tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và tay - chân - miệng. Để thực hiện tốt công điện của Thủ tướng, cần tuyên truyền rộng khắp cho toàn dân hiểu biết về tác hại của muỗi truyền bệnh SXH. Cần thông báo rộng rãi đến tận các tổ dân phố, các hộ gia đình, các trường học... Nếu có điều kiện, cần phát tờ rơi cho mọi người, đặc biệt là các trường học, chợ, cơ quan, nơi đông người qua lại ... Bởi vì công tác tuyên truyền là quan trọng bậc nhất trong việc phòng chống bệnh SXH.
Cần tập trung diệt muỗi và bọ gậy bằng mọi biện pháp từ dân gian đến các chất hóa học, đặc biệt ở các ổ, các vùng đang có SXH xảy ra. Đối với diệt muỗi, ngoài các biện pháp dân gian như xua, bẫy, vợt để bắt và đuổi muỗi thì phun thuốc diệt muỗi là một biện pháp rất hữu hiệu. Để có hiệu quả cao về biện pháp phun thuốc diệt muỗi thì cần làm thế nào để mọi người dân trong từng gia đình và tổ dân phố, xóm, làng hưởng ứng, ủng hộ và cùng tham gia tích cực, quyết không để sót một hộ nào, vị trí nào không được phun thuốc. Ngoài ra, việc dùng các loại hương muỗi để xua và diệt muỗi cũng góp phần quan trọng để hạn chế đến mức tối đa muỗi đốt và hút máu truyền bệnh SXH. Cần nằm màn tuyệt đối cả lúc ngủ ban ngày lẫn ban đêm.
Ở công sở, nên đi giày có bít tất và mặc quần dài ống để tránh hở da vùng chân. Những gia đình có điều kiện nên làm lưới chắn muỗi ở cửa ra vào, cửa sổ và cửa thông gió. Để tiêu diệt bọ gậy cần phải thau rửa chum, vại và các vật dụng dùng đựng nước sinh hoạt, đồng thời các vật dụng đó phải có nắp nậy để không cho muỗi vào đẻ trứng. Nếu có dùng lọ cắm hoa thì cần thay nước hàng ngày. Có thể nuôi các loài cá có khả năng ăn được nhiều bọ gậy. Ngoài ra, cần vệ sinh môi trường tốt, khơi thông cống rãnh, ao, hồ, phát quang bụi rậm không cho muỗi cư trú...
Ai là người có thể mắc bệnh sốt xuất huyết(SXH)?
Bệnh SXH không từ một ai khi chưa có miễn dịch đối với virus Dengue. Vì vậy, ở mọi lứa tuổi không kể người cao tuổi hay trẻ em, nam hay nữ khi chưa có miễn dịch với virus Dengue thì đều có thể mắc bệnh SXH. Qua các điều tra, nghiên cứu cho thấy rằng ở những địa phương có dịch SXH lưu hành quanh năm thì trẻ em dễ mắc bệnh này hơn người lớn do người lớn đã có miễn dịch qua các lần mắc bệnh trước đó (nếu dịch xảy ra lần này cùng týp huyết thanh với lần trước đó). Những vùng và địa phương lần đầu có bệnh SXH thì mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh (vì chưa có miễn dịch với virus Dengue). Bệnh SXH dù là người lớn hay trẻ em khi mắc bệnh đều rất nguy hiểm, đặc biệt là loại SXH gây sốc.

Mọi chi tiết xin liên hệ:
Công ty TNHH MTV Trừ Mối Và Con Trùng Minh Quân
Địa chỉ: 23/66/7 Nguyễn Hữu Tiến, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, TP.HCM
Điện thoại: 0906 718 372 - 0938 122 287 - Mr.Phương